
...'Chúng ta đọc, nghe và để câu thơ thấm vào tâm hồn mình. Nó gợi lên những xao xuyến, hay những xúc động bồi hồi, hoang mang... thì đó là thơ. Thơ không phải là một lời giảng giải giống như khi ta dịch một câu sang tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thơ là cả một câu như vậy. Nó dội vào tâm hồn, và mang lại cho ta những xúc động mới mẻ. Muốn làm được như vậy, thi sĩ phải luôn luôn làm mới ngôn ngữ của mình.
Tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể làm thơ lục bát. Chẳng hạn như: 'Con chim, con thỏ, con gà / con trâu, con lợn, ba ba, thuồng luồng.” Những thi sĩ viết loại thơ như vậy chúng ta có vô khối. Thế nhưng làm thế nào để cũng tiếng nói Việt Nam đó, lời lẽ đó, mà làm cho nó mới thì, đó là thi sĩ có khả năng.
Xét trên tiêu chuẩn này, gần đây, tôi thấy Du Tử Lê đã trở nên một thi sĩ rất lớn. Một thi sĩ kỳ tài. Có nghĩa là những người không có khả năng như vậy, dù cố gắng lắm cũng không thể đạt đến như vậy được. Cùng lắm họ chỉ có thể viết những bài thơ như bài thơ xưa của Du Tử Lê, (bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển,) một bài thơ rất cảm động, tuy nhiên ai cũng có thể làm được.
Còn thơ Du Tử Lê gần đây phải nói là lạ; phải nói là mới; phải nói là những người khác không thể làm được. Nếu có khổ công dùi mài thì cũng chỉ có thể giông giống; mà không thể có được cái thần khí độc đáo.
Thần khí độc đáo đó chỉ có ở những người sống chết với thơ như Du Tử Lê mà thôi.”
- Tác Giả: Du Tử Lê.
- Bìa Cứng.
- Số Trang: 552.
- Kích Thước: Cao 9' x Rộng 6' x dầy 1.2'
- Trọng Lượng: 1.5 lb