... Với lối viết bình dị thông thường, Nguyễn-Xuân Hoàng nói lên bi kịch của một người đi trên mây theo câu chuyện của 'người khác” hay bi hài kịch của một người không đi trên mây theo cái truyện của mình phải viết để biết mình là ai... Một người đã tự nhận thấy mình trong bức Tự họa của Van Gogh thì nhất định không thể là người đi trên mây và người ấy chính là mây, là mộng, hoạn, bào, ảnh, như lộ diệc như điện. (...) Cái ý nghĩa tuyệt vời nhất có thể trao tặng cho Nguyễn-Xuân Hoàng và Marguerite Duras là như thế này: truyện Người đi trên mây không kể chuyện gì khác, ngoài chính cái truyện kể truyện về chính cái truyện, cũng như truyện L’Amant kể truyện về chính cái truyện ấy (...) Từ đó việc viết tiểu thuyết và việc đọc tiểu thuyết không còn là sự tiêu khiểu 'đi trên mây”, và trở thành một câu hỏi chết sống, đâm thẳng vào trái tim của thực tại, thực tại của thực tại...
Nguyễn-Xuân Hoàng đã hiểu thế và đã viết một truyện về chính cái truyện, cũng như Marguerite Duras đã làm thế, cũng như bất cứ nhà văn nào đúng nghĩa đều đã làm thế, vô thức hay ý thức. Kẻ Tà Đạo trở thành Người Đi Trên Mây, cũng như quyển Un Barrage Contre Le Pacifique của Marguerite Duras trở thành quyển L’Amant. Kẻ Tà Đạo của Nguyễn-Xuân Hoàng và Un Barrage Contre Le Pacifique đều là truyện dài và trở thành truyện khác, ngắn hơn, nhưng vẫn là truyện về chính truyện.
- Tác Giả: Nguyễn Xuân Hoàng.
- Bìa Mềm.
- Số Trang: 273 .
- Kích Thước: Cao 9' x Rộng 6' x dầy 0.8'.
- Trọng Lượng: 15.6 oz.