-Giai Phẩm Xuân Người Việt Ất Tỵ 2025 dày 306 trang, màu sắc lộng lẫy, tranh bìa của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng.
-Gồm 60 bài viết, ký, tùy bút, truyện ngắn, thơ của các tác giả quen thuộc, nội dung phong phú, hấp dẫn.
Trong Giai Phẩm Xuân Ất Tỵ 2025, Người Việt dành một số trang đặc biệt để nhắc lại những nỗ lực và cống hiến của cộng đồng hải ngoại sau 50 năm. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cộng đồng người Việt đặt chân đến những vùng đất mới, mang theo tình yêu quê hương, sự kiên tâm nỗ lực và khát khao xây dựng tương lai tốt đẹp tươi sáng.
Các chủ đề thú vị, độc đáo, hấp dẫn, đọc miệt mài trong dịp Tết:
-Giá trị Việt Nam Cộng Hòa: Trong chế độ đó, người dân được học hành vui chơi, được mơ ước, được phục vụ, được hưởng thụ và không những thế, tham gia tranh đấu chống lệ thuộc ngoại bang, chống bất công, chống đàn áp, đòi hỏi bầu cử tự do, dân chủ. Cùng đọc “50 năm và những tờ lịch mới” (Trần Mộng Tú), “20 năm và 50 năm vẫn nguyên vẹn giá trị VNCH” (Trần Doãn Nho), “Bolsa ngạo nghễ lá cờ vàng” (Đằng-Giao), “‘Phóng sự’ 50 năm Little Saigon, từ những Giai Phẩm Xuân của Người Việt” (Mạnh Kim), “VNCH: Di sản và tương lai” (Vũ Tường), “Hành trang ngôn ngữ 50 năm tiếng Việt Hải Ngoại” (Trần C. Trí)...
-Trang đời 50 năm: Xa quê hương, mất chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng người dân miền Nam luôn mang trong mình hồn quê hương, đong đầy yêu thương, kỷ niệm và bao nhiêu tiếc nhớ. Đó là tâm sự của “50 năm sau, vẫn rùng mình đêm đen Tháng Tư năm ấy” (Lưu Vong), “50 năm Sài Gòn mất tên: Đổi chế độ, đổi phận người” (Thiên Thanh), “Vừa ‘đổi mới,’ nhờ bạn Mỹ về thăm gia đình” (Bùi Văn Phú), “Chuyện của 3 đứa trẻ ‘Babylift’ 50 năm sau” (Tidoo Nguyễn), “Những ‘người con’ của Trường Xuân sau nửa thế kỷ tha hương” (Trà Nhiên)…
-Văn hóa hải ngoại: Dù sống tha hương nhưng người dân miền Nam vẫn gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Cộng Hòa. Nửa thế kỷ qua, thế giới đã nhìn thấy sự hình thành của một tập thể lưu vong mang tên “Việt Nam.” Và một nền văn học từ tình cảnh đó phát sinh và lớn mạnh. Với “Nền văn học tự do hải ngoại sau cuộc đứt gãy lịch sử 1975” (Nguyễn Vy Khanh), “Tôi yêu tiếng nước tôi” (Quyên Di), “Cali có gì lạ không em?” (Nam Lộc), “Tình xưa nắng cuối chiều…” (Phan Nhật Nam), “Tình tự cho một quê hương” (Nguyễn Công Khanh)…
-Cộng đồng người Việt khắp nơi: Sau 50 năm xa xứ, thế hệ người Việt đầu tiên sẵn sàng liều mạng đi tìm một cuộc sống tự do, một chế độ dân chủ đã tìm thấy bến bờ hạnh phúc. Các tác giả Trúc Phương, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Gia Kiểng, Phạm Cao Phong, Lưu Tường Quang, Thi Hạnh, Sỏi Ngọc với các bài viết về người Việt ở miền Đông Hoa Kỳ, Houston (Texas), Pháp, Úc, Bắc Âu, Canada.
-Căn cước người Việt hải ngoại: Dù ở đâu và được sinh ra nơi nào, con người vẫn không thể đánh mất gốc rễ và nguồn cội. Biết gìn giữ ngôn ngữ và gốc văn hóa chính là đóng góp vào đời sống trí tuệ của nơi mình dung thân, làm cho đất nước ấy mãi tươi tốt, mạnh mẽ. Cùng đọc “Tôi là người Mỹ hay người Việt?” (Võ Ngọc Ánh), “Ẩm thực Việt ‘made in America,’ 50 năm ngang dọc nước Mỹ” (Thái Nguyễn), “Tết này, tôi lại nấu phở” (Mặc Lâm)…
-Hương Tết: Mỗi năm Tết đến, lòng người tha hương lại vọng về bao kỷ niệm Xuân nơi quê nhà. Dẫu đất lạ thì mùa Xuân thắm vẫn đong đầy hương vị. Hương Tết nồng nàn theo về từ thuở ta còn bé thơ đến khi bạc mái đầu. Các bài viết về Tết thật nhẹ nhàng với “Tết dành cho ai...” (Hà Tăng), “Chiếc bánh chưng cọt của cha tôi” (Nguyễn Hồng), “Dưa hấu Long Trì một thời lừng danh” (Anh Kiệt), “Ngày Tết nhớ món nem bì Tân Trụ” (Lê Đại Trí), “Ván cờ Xuân” (Trần C. Trí).
-Little Saigon, gạch nối thời gian...: Như một gạch nối của hai chiều thời gian, ngược về quá khứ với bao thăng trầm của thế hệ thứ nhất đã vươn mình lớn mạnh trên quê hương thứ hai, hướng về tương lai với những gam màu tươi sáng mở ra kỳ vọng vào thế hệ tiếp nối. Đó là lời nhắn nhủ của “Các ‘cây viết’ cựu trào mong mỏi ở thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt” (Trà Nhiên), là thành công của “Những nhà báo gốc Việt nổi bật trong giới truyền thông Mỹ” (Thanh Long), “Diệp Khanh - từ một ‘thuyền nhân’ 3 tuổi đến chánh văn phòng West Point” (Trúc Phương), “Hội Tết Sinh Viên, di sản văn hóa gần nửa thế kỷ của cộng đồng” (Nhiên Nguyễn).
-Nhớ Sài Gòn, thương miền Nam: Sài Gòn thu nhỏ và miền Nam rộng lớn, chốn đất lành chim đậu, vươn về phía phồn vinh. Là cảm xúc, hoài niệm, nhớ thương của mỗi người, của cả cộng đồng. Là “Níu giữ ký ức dành cho Sài Gòn” (Nguyễn Thị Hậu), nhớ “Thú chơi sách của người miền Nam” (Phạm Công Luận), và truyền thống “Từ bàn ông Thiên đến lễ vía ông Trời” (Thanh Trang), “Độc đáo Văn Thánh Miếu Vĩnh Long” (Tuyết Vân), “Chợ Bà Hoa mang hương vị, không gian xứ Quảng giữa Sài Gòn” (Lê Đại Anh Kiệt), “Từ Thụy Điển ‘đáng sống’ về Thảo Điền ‘nước ngập’” (Thanh Thủy), “‘Chim trời cá nước,’ lối sống phóng khoáng của người miền Nam” (Nguyễn Quốc Việt).
Ở xa, quý độc giả có thể đặt mua qua trang mạng www.nguoivietshop.com.
Chúng tôi có giá đặc biệt cho các đại lý ở các tiểu bang trên toàn nước Mỹ.
Liên lạc: 714-933-7945. Email: nvshop.cares@nguoi-viet.com
- Bìa Mềm
- Số Trang: 306
- Kích Thước: Cao 13.5" x Rộng 10.25" x Dầy 0.7"
- Trọng Lượng: 2.2 lbs
Giá Cước Phí:
Gởi trong nước Mỹ:
1 quyển: $16
2 quyển: $16
3 quyển: $18
4 quyển: $18
5 quyển: $18
6 quyển: $27
7 quyển: $27
8 quyển: $28
9 quyển: $28
10 quyển: $30 bớt $10 = $20 (Bớt $10 tiền cước phí)
Trên 10 quyển: xin vui lòng liên lạc số 714-933-7945 hoặc email nvshop.cares@nguoi-viet.com
Gởi đi Canada và Mexico:
Từ 1 tới 5 quyển: $60.00
Trên 5 quyển: xin vui lòng liên lạc số 714-933-7945 hoặc email nvshop.cares@nguoi-viet.com
Gởi đi các nước Âu Châu: (giá cước phí thay đổi theo từng nước.)